Có người nói với tôi rằng, "Trên đời này còn tồn tại một sức mạnh gọi là số phận, chúng ta chỉ có thể chấp nhận mà không thể thay đổi" nhưng, tôi thì lại luôn tin rằng, mỗi bước đi sẽ mở ra những con đường mới, và mỗi lựa chọn của bạn sẽ làm thay đổi vận mệnh của chính mình.
Mùa hè đến cũng là lúc những sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường và bắt đầu quá trình tìm việc. Tuy nhiên, với kinh nghiệm ít ỏi, tân cử nhân có thể mắc sai lầm đáng tiếc khiến công cuộc tìm được một công việc ưng ý trở nên khó khăn hơn.
Khi ứng tuyển vào một vị trí, bên cạnh đọc kỹ bản mô tả công việc, tìm hiểu mức lương, bạn nên tìm kiếm cả thông tin về công ty.
Nếu muốn có bước khởi đầu suôn sẻ trong sự nghiệp, bạn nên tránh những sai lầm dưới đây khi tìm việc:
Đơn độc tìm việc
Thời gian tìm việc sẽ kéo dài nếu bạn lẳng lặng tìm việc một cách đơn độc. Thay vào đó, bạn nên thông báo cho mạng lưới quan hệ biết về mong muốn của mình. Max Messmer, tác giả cuốn sách Kế hoạch “săn” việc cho những người mới trong thị trường lao động, khuyên bạn: “Hãy cho tất cả những trong mạng lưới của bạn, từ gia đình, bạn bè tới giáo viên, người quen biết nguyện vọng việc làm của bạn. Đồng thời, tận dụng các mạng lưới xã hội, báo địa phương, công ty tuyển dụng để nắm bắt các thông tin việc làm giá trị”.
Hiện nay, các mạng như Facebook, Pinterest, Tumblr, Linkedin... là những mạng xã hội sáng giá để bạn đăng tải những thông tin như thế. Thêm 1 chút bí quyết tạo cộng đồng offline, bạn sẽ tìm việc làm thuận lợi hơn nhiều so với việc gửi CV đi khắp nơi và ngồi chờ trong vô vọng.
Chỉ sử dụng một mẫu CV
Mỗi vị trí tuyển dụng có đặc điểm và yêu cầu khác nhau nên bạn không thể sử dụng một mẫu CV, thư xin việc cho tất cả công việc mình tham gia ứng tuyển. “Hãy chăm chút cho từng bộ hồ sơ tìm việc gửi đi và cố gắng tìm hiểu tên chính xác của nhà tuyển dụng để cá nhân hóa thư xin việc của mình. Một chút tìm hiểu sẽ giúp bạn nổi bật và tạo ấn tượng với công ty”, Messmer nói.
Còn tôi nói: "trong quãng thời gian làm việc của mình, tôi đã đọc rất nhiều CV các bạn gửi đến, và đa phần là chúng có mẫu khá giống nhau, tất nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt nhưng nhìn chung các bạn chưa có quan tâm nhiều đến việc tạo 1 CV phù hợp với vị trí mà chúng tôi tuyển dụng. Vì bạn không nổi bật, bạn không đặc biệt, bạn lại không biết cách làm cho hồ sơ của mình "đẹp" hơn những người có kinh nghiệm đi làm nên các bạn gặp khó khăn rất nhiều trong việc tìm việc."
Bất cẩn trong hồ sơ tìm việc
Lỗi chính tả, ngữ pháp dù nhỏ cũng có thể phá hỏng quá trình tìm việc của bạn. Vì vậy, hãy kiểm trả kỹ lưỡng từng tài liệu, CV, đơn xin việc, email, thư cám ơn trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Để chính xác hơn, bạn có thể nhờ một người đáng tin cậy đánh giá tất cả các giấy tờ sử dụng trong quá trình tìm việc của mình.
Đặc biệt, với một số vị trí được tuyển dụng như: thư ký, trợ lý, biên tập viên ... thì nhà tuyển dụng đánh giá CV của bạn ngay từ khâu trình bày 1 CV. Do đó, dù bạn có "chém gió" đến đâu rằng W, Excel ... thành thạo, nhưng bạn trình bày CV quá ẩu tả thì nhân viên tuyển dụng cũng khó mà nhìn đến CV của bạn lần thứ 2.
Không tìm hiểu rõ ràng về vị trí tuyển dụng và doanh nghiệp tuyển dụng (môi trường làm việc, người lãnh đạo, tình hình tài chính, sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, tiềm năng thị trường...)
Đây là sai lầm phổ biến của các bạn tân cử nhân khi đi tìm việc.
Khi ứng tuyển vào một vị trí, bên cạnh đọc kỹ bản mô tả công việc, tìm hiểu mức lương, bạn nên tìm kiếm cả thông tin về công ty. Theo Messmer, “Những ứng viên có hiểu biết sâu về vị trí và công ty sẽ trả lời tốt hơn trong cuộc phỏng vấn về các biện pháp cụ thể họ có thể đóng góp cho sự thành công của công ty”. Và nếu làm được như vậy, cơ hội đạt được công việc của bạn sẽ cao hơn.
Ngoài ra, theo AloViecLam, khi bạn biết được các thông tin như môi trường làm việc, người lãnh đạo, tình hình tài chính, sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, tiềm năng thị trường... bạn sẽ có cái nhìn tốt hơn về việc có lựa chọn công ty này để làm việc hay không, tránh trường hợp khi được nhận vào làm rồi, các Nhân Viên Mới lại ngã ngửa ra vì "đời không như là mơ".
Hình ảnh trên Internet thiếu chuyên nghiệp
Ngày nay, nhà tuyển dụng có xu hướng tìm hiểu kiểm tra thông tin về ứng viên trên Internet, đặc biệt là qua mạng xã hội. (Mình cũng vậy, khi tuyển dụng nhân viên cho mảng Social Marketing, mình thường yêu cầu ứng viên cung cấp link đến tài khoản của các bạn tại các mạng xã hội) Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn không có những bức ảnh, những dòng status… khiến mình trở nên trẻ con, thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuển dụng. Đồng thời, khi bắt đầu quá trình tìm việc, hãy hành động như một người đi làm chuyên nghiệp. Tránh sử dụng địa chỉ email, hay chữ ký quá dễ thương. Khi viết hay trả lời nhà tuyển dụng, bạn cũng phải thể hiện cho đúng mực.
Ví dụ: bạn gửi 1 CV từ hòm thư điện tử "girlcuongngaotrongtinhyeukhokhao@gmail.com" chẳng hạn, thì khả năng bạn được tuyển dụng vào vị trí nhân viên pháp chế của 1 doanh nghiệp nào đó là rất ...
Thái độ tiêu cực
Có thể bạn không đạt được từng công việc mình theo đuổi những hãy giữ vững tinh thần lạc quan và thái độ tích cực với những người mình gặp trên hành trình tìm việc. Bạn nên bày tỏ sự biết ơn tới những người đã giúp đỡ bạn, dù những đóng góp của họ có giúp bạn tìm việc thành công hay không. Và đừng quên viết thư cám ơn những người đã phỏng vấn bạn, nó thể hiện sự quan tâm của bạn đến vị trí mà bạn ứng tuyển, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp và trưởng thành của bạn trong cách ngoại giao.
Chúc các bạn thành công.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon