Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Quy mô công ty nào phù hợp với tân cử nhân?

Nhiều bạn bè của mình ra trường nghĩ rằng ra trường nhất định phải làm việc cho công ty tên tuổi thì mới có cơ hội phát triển nên trong quá trình tìm việc họ chỉ nhắm vào mục tiêu này. 


Mình học thương mại điện tử, bạn bè của mình mong muốn được làm việc tại những công ty chuyên về lĩnh vực này, nổi tiếng về lĩnh vực này như các công ty sở hữu thương hiệu và các website lớn như chodientu.vn, vatgia, adviet... với đội ngũ nhân viên hùng hậu, làm việc chuyên nghiệp...

Nhưng thực tế không hẳn vậy. Rất nhiều người đã đến... đã và đang ra đi.

Nguyên nhân thì có nhiều lắm. Nếu bạn hỏi vì sao, chắc với mỗi người cũng sẽ có các câu trả lời tương tự nhau mặc dù họ là người đã đi làm ngay từ khi còn là sinh viên hoặc chỉ mới là nhân viên chưa lâu.

Theo tôi, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng, mong muốn mà mỗi cá nhân nên có sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình. Mỗi cấp độ quy mô đều có những ưu khuyết điểm riêng. Dưới đây là những điểm khác biệt lớn giữa làm việc cho công ty lớn và doanh nghiệp nhỏ, hi vọng sau sự so sánh, cân nhắc này, bạn sẽ có đánh giá chính xác nhất về lựa chọn quy mô công ty cho mình khi tìm việc:

Quá trình tuyển dụng ở công ty lớn phức tạp và kéo dài hơn

Theo Anita Cambell, giám đốc điều hành của Small Business Trends – nguồn thông tin doanh cho doanh nghiệp nhỏ, “Quá trình tuyển dụng ở doanh nghiệp nhỏ diễn ra khá nhanh và đơn giản. Trong khi đó, ở tập đoàn lớn, bạn phải trải qua 4 -7 vòng phỏng vấn mới có thể được chấp nhận”.

Công ty càng lớn, tình trạng quan liêu càng phổ biến

Khi làm việc cho tập đoàn lớn, đơn giản như để một dự án được duyệt, bạn phải trải qua rất nhiều khâu, trình kế hoạch lên các cấp lãnh đạo và nhiều thủ tục khác. Ngược lại, ở công ty nhỏ ít có xu hướng quan liêu, phức tạp hơn. Ngoài ra, với quy mô nhỏ hơn, những nhân viên nổi bật dễ dàng thu hút sự chú ý của cấp trên hơn.

Mối quan hệ ở công ty nhỏ phức tạp hơn

Nếu làm việc cho một tập đoàn lớn, bạn hầu như chỉ biết tới những người làm việc cùng mình hàng ngày. Còn ở công ty nhỏ, bạn sẽ biết tất cả mọi người, từ lễ tân tới giám đốc. Campbell cho rằng: “Ở đây sẽ có nhiều mối quan hệ cá nhân hơn. Nếu bạn hòa hợp với họ, mọi người sẽ giống như trong một gia đình. Nhưng ngược lại, nếu không có mối quan hệ tốt đẹp, bạn sẽ không thể tránh mặt hay tạo khoảng cách với họ như trong tập đoàn lớn”.

Đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn ở công ty nhỏ

Làm việc cho công ty nhỏ có thể khiến bạn phải đảm nhận đa nhiệm vụ. Chẳng hạn, quản lý tài chính ở công ty nhỏ sẽ phải kiểm soát ngân sách, dự đoán và lập báo cáo tài chính, trong khi ở tập đoàn lớn, bạn có thể chỉ có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tài chính.

Điều kiện làm việc ở công ty nhỏ linh hoạt hơn

Doanh nghiệp nhỏ thường không có những đề nghị hấp dẫn như tập đoàn lớn nhưng bù lại, họ có ít quy tắc hơn nên linh hoạt, thoải mái hơn trong điều kiện làm việc cho nhân viên.

Sự chuyên môn hóa cao hơn ở tập đoàn lớn

Là nhân viên của một tập đoàn lớn, bạn sẽ tập trung phát triển chuyên môn vào một mảng công việc nhất định. Tuy nhiên, như vậy bạn khó có cơ hội khám phá các khía cạnh sâu rộng hơn của ngành nghề.

Cơ hội phát triển nhiều hơn ở công ty lớn

Tại doanh nghiệp lớn, các bậc thang thăng tiến đều được phân chia rõ ràng, cụ thể và nhân viên có cơ hội phát triển như nhau. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sự nghiệp của bạn sẽ bị “mắc kẹt” khi làm việc cho một công ty nhỏ. Rất nhiều công ty lớn đã có sự khởi đầu khiêm tốn trước khi mở rộng quy mô.

Thay đổi dễ áp dụng hơn ở công ty nhỏ

Công ty lớn có quá trình, thủ tục, trình tự làm việc chung cho từng công việc. Như vậy, bạn sẽ phải chờ đợi lâu hơn khi kiến nghị một thay đổi nào đó với sếp.

Mức độ ổn định ở công ty nhỏ cao hơn

Khi làm việc cho công ty nhỏ, bạn được xem là một thành viên trong gia đình nên việc sa thải là điều khó xảy ra (tất nhiên, trừ khi bạn không đủ năng lực hay phạm lỗi nghiêm trọng). Còn ở doanh nghiệp lớn thường xảy ra trường hợp, một người lên làm lãnh đạo sẽ cắt giảm những nhân viên xa lạ và tạo điều kiện cho nhân viên “cưng” của mình.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon